0914 348 397
Mr.Tuấn Thành

Showing 1–16 of 1237 results

Hệ thống báo cháy là gì?

Hệ thống báo cháy là một tập hợp các thiết bị làm việc cùng nhau giúp phát hiện và cảnh báo sự cố cháy thông qua các thiết bị hình ảnh âm thanh khi có sự thay đổi của các yếu tố môi trường như khói, lửa, carbon monoxide hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.

Các báo động này có thể được kích hoạt tự động từ các đầu báo cháy hoặc thông qua các thiết bị kích hoạt báo cháy thủ công. Báo động có thể là tiếng chuông, tiếng còi và đèn báo cháy. Âm báo cháy có thể được cài đặt ở một số tần số nhất định và các âm khác nhau gồm thấp, trung bình và cao tùy thuộc vào từng quốc gia và nhà sản xuất thiết bị.

Vai Trò Của Hệ Thống Báo Cháy

Hệ thống báo cháy có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho con người và hạn chế thiệt hại và tài sản trước các trường hợp hỏa hoạn. Hệ thống báo cháy bảo vệ bạn 24 giờ mỗi ngày, khi bạn thức, khi bạn ngủ, khi bạn ra ngoài,…

Các hệ thống báo cháy tự động hiện nay rất thông minh, chúng có thể:

  • Thông báo cho mọi người biết về sự hiện diện của đám cháy để con người có thể nhanh chóng đưa ra các phương án sơ tán, cứu chữa kịp thời.
  • Tự động gọi dịch vụ cứu hỏa.
  • Cho biết chính xác vị trí đám cháy để đội cứu hỏa có thể đến đó càng sớm càng tốt.
  • Giảm thiểu các báo động giả gây phiền nhiễu do các thiết bị báo cháy cũ gây ra.
  • Trong trường hợp có lỗi nó cũng cho biết chính xác vấn đề nằm ở đâu.
  • Các Thiết Bị Chính Trong Hệ Thống Báo Cháy

    Một hệ thống báo cháy hoàn chỉnh thường được cấu thành từ các thiết bị chính bao gồm tủ trung tâm, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra, nguồn điện, dây dẫn. Ngoài ra, một số hệ thống còn có thêm hệ thống báo cháy liên lạc cảnh báo bằng giọng nói.

    Tủ Trung Tâm Điều Khiển báo cháy

    Tủ trung tâm điều khiển báo cháy là thành phần trung tâm của cả hệ thống. Nó có vai trò cung cấp năng lượng và thực hiện các chức năng sau đây:

  • Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát hiện tín hiệu báo động cháy, chỉ thị nơi xảy ra cháy.
  • Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc/ và đến các thiết bị phòng cháy tự động.
  • Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như chập mạch, đứt dây,..
  • Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.
  • Thiết Bị Đầu Vào

    Thiết bị đầu vào của một hệ thống báo cháy là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng liên quan đến sự cháy (nhiệt độ tăng, khói, tia lửa, ánh sáng,…). Chúng có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự cố cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy. Thiết bị đầu vào gồm các đầu báo cháy và công tắc khẩn báo cháy thủ công; trong đó, đầu báo cháy được sử dụng có thể là một hoặc một số loại như sau:

    Đầu Báo Khói (Smoke Detector)

    Đầu báo khói là thiết bị giám sát trực tiếp, có tác dụng phát hiện ra dấu hiệu khói từ các đám cháy. Thời gian các đầu báo khói nhận và truyền thông tin đến trung tâm báo cháy không quá 30s; mật độ môi trường từ 15 đến 20%. Nếu nồng độ khói trong môi trường vượt quá ngưỡng cho phép (10- 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm để xử lý.

    Các đầu báo khói thường được lắp đặt tại phòng làm việc, kho quỹ, hội trường, các khu vực có mật độ không gian kín và khu vực có chất nguy hiểm gây cháy thường tạo khói trước.

    Đầu báo khói cũng được chia thành 2 loại: đầu báo khói dạng điểm và đầu báo khói dạng Beam.

    Đầu Báo Khói Dạng Điểm

    Đầu báo khói dạng điểm thường được lắp tại các khu vực mà phạm vi giám sát nhỏ, trần nhà thấp với 2 dòng sản phẩm chính:

    Đầu báo khói ion: thiết bị tạo ra các dòng ion dương và ion âm chuyển động, khi có khói, khói sẽ làm cản trở chuyển động của các ion dương và ion âm này, từ đó thiết bị sẽ gửi tín hiệu báo cháy về trung tâm.

    Đầu báo khói dạng quang: thiết bị bao gồm một cặp đầu báo (một đầu phát tín hiệu, một đầu thu tín hiệu) bố trí đối nhau, khi có khói xen vào giữa 2 đầu, khói sẽ làm cản trở đường truyền tín hiệu giữa 2 đầu báo, từ đó đầu báo sẽ gửi tín hiệu báo cháy về trung tâm.

    Đầu Báo Khói Dạng Beam

    Đầu báo khói dạng Beam gồm một cặp thiết bị được lắp ở 2 đầu của khu vực cần giám sát. Thiết bị chiếu thiết bị chiếu phát chiếu một chùm tia hồng ngoại, qua khu vực thuộc phạm vi giám sát rồi tới một thiết bị nhận có chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân bằng tín hiệu của chùm tia sáng. Đầu báo này hoạt động trên nguyên lý làm mờ ánh sáng đối nghịch với nguyên lý tán xạ ánh sáng (cảm ứng khói ngay tại đầu báo).

    Đầu báo khói loại Beam có tầm hoạt động rất rộng (15m x 100m), sử dụng thích hợp tại những khu vực mà các loại đầu báo khói quang điện tỏ ra không thích hợp, chẳng hạn như tại những nơi mà đám khói tiên liệu là sẽ có khói màu đen.

    Đầu Báo Nhiệt (Heat Detector)

    Đầu báo nhiệt được sử dụng để đo nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo vệ, khi nhiệt độ môi trường vượt quá ngưỡng quy định của các đầu báo nhiệt, nó sẽ gửi tín hiệu về tủ trung tâm.

    Các đầu báo nhiệt thường được lắp đặt ở các khu vực không thể lắp đặt được đầu báo khói chẳng hạn như khu vực chứa thiết bị máy móc, buồng điện, garage, nhà máy,…

    Đầu báo nhiệt cũng có 2 loại: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.

  • Đầu báo nhiệt cố định là loại đầu báo kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng nhiệt độ trong bầu không khí chung quanh đầu báo tăng lên ở mức nhiệt độ nhà sản xuất quy định (57°C, 70°C,…).
  • Đầu báo nhiệt gia tăng kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng hiện tượng bằng bầu không khí xung quanh có xu hướng gia tăng nhiệt độ đột ngột khoảng 9°C.
  • Đầu Báo Gas (Gas Detector)

    Đầu báo gas là thiết bị giám sát và phát hiện dấu hiệu có gas, khi tỉ lệ gas tập trung vượt quá mức 0.503%.

    Các đầu báo gas thường được bố trí trong khoảng gần nơi có gas như các kho chứa gas. Đầu báo gas phải được lắp trên tường, tuyệt đối không được lắp đặt dưới sàn nhà.

    Đầu Báo Lửa (Flame Detector)

  • Đầu báo lửa là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu và gửi tín hiệu về tủ trung tâm. Loại đầu báo này thường được sử dụng ở những nơi có độ nguy hiểm cao, những nơi mà ánh sáng của ngọn lửa là dấu hiệu sự cháy (chẳng hạn như kho chứa chất lỏng dễ cháy).
  • Đầu báo lửa rất nhạy cảm với tia cực tím nên các nhà sản xuất đã sản xuất sao cho thiết bị chỉ gửi tín hiệu báo cháy về trung tâm khi có 2 xung cảm ứng tia cực tím sau 2 khoảng thời gian, mỗi thời kỳ 5s để tránh tình trạng báo động giả.
  • Nút Nhấn Báo Cháy

    Công tắc khẩn được lắp đặt ở những nơi dễ thấy của hành lang, các cầu thang để sử dụng khi cần thiết. Thiết bị báo cháy này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang hoạt động trong tòa nhà biết đến và các biện pháp xử lý hỏa hoạn và di tản nhanh chóng thông qua lối thoát hiểm.

    Công tắc khẩn gồm các loại bao gồm:

  • Công tắc khẩn tròn, vuông.
  • Công tắc khẩn kính vỡ.
  • Công tắc khẩn dạng kéo.
  • Module Giám Sát báo cháy

    Với hệ thống báo cháy địa chỉ, thiết bị đầu vào sẽ có thêm module giám sát. Module giám sát có nhiệm vụ giám sát trạng thái của thiết bị, thông thường là giám sát tiếp điểm NO (bình thường mở), NC (bình thường đóng). Riêng module giám sát cho đầu báo thì thường có thêm nhiệm vụ cấp nguồn cho đầu báo. Có thể sử dụng module giám sát cho đầu báo để giám sát tất cả các thiết bị nhưng module giám sát các thiết bị khác thì không giám sát được đầu báo.

    Tùy theo chức năng mà module giám sát sẽ được chia thành nhiều loại:

  • Module giám sát đầu báo cháy
  • Module giám sát cho công tắc dòng chảy
  • Module giám sát cho nút ấn báo cháy
  • Module giám sát các thiết bị ngoại vi khác.
  • Thiết Bị Đầu Ra

    Các thiết bị này nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và phát đi tín hiệu bằng âm thanh (còi, chuông), ánh sáng (đèn), hình ảnh (bảng hiển thị phụ) để thông báo cho mọi người biết về sự hiện diện của đám cháy và các phương án cần thiết (thường là sơ tán).

  • Bảng Hiển Thị Phụ báo cháy
  • Bảng hiển thị phụ hiển thị các khu vực xảy ra sự cố từ trung tâm báo cháy truyền đến, giúp nhận biết tình trạng nơi xảy ra sự cố.
  • Còi Báo Cháy

    Còi báo cháy có tính năng và vị trí lắp đặt tương tự như chuông báo cháy, nhưng nó thường được sử dụng khi khoảng cách giữa nơi phát thông báo và nơi nhận thông báo có khoảng cách quá xa.

    Chuông Báo Cháy

    Chuông báo cháy được đặt tại phòng bảo vệ, phòng trực ban, hành lang, cầu thang và những khu vực đông người để thông báo cho người xung quanh biết sự cố cháy đang xảy ra để có phương án xử lý, sơ tán kịp thời.

    Đèn Báo Cháy

    Đèn báo cháy có công dụng phát tín hiệu báo động bằng ánh sáng, mỗi loại đèn có chức năng khác nhau và được lắp đặt ở các vị trí thích hợp.

    Module Điều Khiển

    Module điều khiển được sử dụng để tích hợp các hệ thống báo cháy và các hệ thống điện hoặc cơ khí khác trong tòa nhà. Khi xảy ra cháy, các module đầu ra kiểm soát các hệ thống khác trong trường hợp hỏa hoạn để thực hiện các phương án đã được lập trình: thang máy có thể được hạ xuống tầng 1, hệ thống thông gió hút khói hoạt động,…

    Đèn Báo Phòng

    Đèn báo phòng được thiết kế để đảm bảo tín hiệu báo động có thể được chuyển đến tất cả các địa điểm. Thiết bị này được đặt trước cửa mỗi phòng giúp nhận biết phòng nào đang có sự cố một cách dễ dàng.

    Nguồn Cung Cấp Chính (Nguồn Điện Xoay Chiều)

    Nguồn cung cấp chính của một hệ thống báo cháy thường là nguồn điện xoay chiều 240V được cung cấp bởi hệ thống điện thông thường.

    Nguồn Cung Cấp Thứ Cấp (Nguồn Điện Dự Phòng- Ắc Quy)

    Nguồn cung cấp thứ cấp có thể là máy phát điện hoặc ắc quy được sử dụng để cung cấp năng lượng cho hệ thống báo cháy trong trường hợp mất điện chính. Ắc quy có thể được đặt bên dưới tủ trung tâm điều khiển hoặc bên trong hộp đựng riêng được lắp đặt gần tủ trung tâm.

    Thiết Bị Bổ Sung cho hệ thống báo cháy

    Tại một số công trình, ngoài những thiết bị thông thường trong hệ thống báo cháy, người ta còn lắp đặt bổ sung thêm hệ thống liên lạc cảnh báo bằng giọng nói khẩn cấp để phát ra các đoạn thoại được ghi âm trước. Hệ thống cảnh báo bằng giọng nói thường được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, các cơ sở giám sát nơi khó sơ tán.

    Hệ thống cảnh báo bằng giọng nói cung cấp cho nhân viên các hướng dẫn cần thiết về cách phản ứng khi có sự cố cháy, cách sơ tán an toàn,…

    Dây Tín Hiệu Cho Hệ Thống Báo Cháy

    Dây tín hiệu cho hệ thống báo cháy là loại dây dẫn bọc cách điện PVC đạt tiêu chuẩn TCVN 5738:2001 về Hệ thống báo cháy tự động:

    Lõi đồng của từng dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy đến đường cáp trục chính phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 0,75mm² (tương đương với lõi đồng có đường kính 1 mm). Cho phép dùng nhiều dây dẫn tết lại nhưng tổng diện tích tiết diện của các lõi đồng được tết lại đó không được nhỏ hơn 0,75 mm².

    Diện tích tiết diện từng lõi đồng của đường cáp trục chính phải không nhỏ hơn 0,4 mm². Cho phép dùng cáp nhiều dây dẫn trong một lớp bọc bảo vệ chung nhưng đường kính lõi đồng của mỗi dây dẫn không được nhỏ hơn 0,4 mm.

    Phòng cháy chữa cháy và an ninh luôn là một phần rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và nó đặc biệt quan trọng với các khu vực đông đúc. Lúc này, điều đáng quan tâm và bắt buộc là chúng ta phải lựa chọn và áp dụng các hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy phù hợp.

    Liên hệ ngay với công ty thiết bị an ninh IPCA để lựa chọn hệ thống báo cháy, chữa cháy tốt nhất dành cho công trình của bạn!

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN KHUYẾN MÃI HOT MỖI NGÀY

    Đừng bỏ lỡ hàng ngàn sản phẩm từ chương trình siêu hấp dẫn


      Chi Tiêu Hiệu Quả

      Đa dạng sản phẩm và dịch vụ Chất lượng cao với giá ưu đãi

      An Tâm Khi Mua Sắm

      Sản phẩm, hàng hóa chính hãng Thanh toán tiện lợi

      Dịch Vụ Chu Đáo

      Giao hàng nhanh trong 24h Hotline phục vụ cả T7 và CN

      0914348397
      challenges-icon chat-active-icon