Cửa cuốn chống cháy là gì?
Cửa cuốn chống cháy còn có tên gọi khác là cửa sập ngăn cháy, cửa sập chống cháy.
Định nghĩa Cửa cuốn chống cháy
Đây là loại cửa có cơ cấu đóng mở cửa khác hẳn với các loại cửa thông thường (cửa mở quay bằng bản lề, bản lề sàn; cửa mở trượt bằng ray trượt).
Cửa cuốn là loại cửa có cơ chế đóng mở theo phương thẳng đứng, thông qua motor và hệ thống lô cuốn.
Cửa cuốn chống cháy khác với cửa cuốn thông thường là khả năng chống cháy với các cấp độ E và EI, với thời gian chống cháy đa dạng, từ 45, 60, 90 đến 120 phút.
Đồng thời, loại cửa này thường có cảm biến để khi xảy ra cháy sẽ tự động đóng sập cửa lại, ngăn chặn khói lửa di chuyển, lây lan sang không gian khác.
Phân loại Cửa cuốn chống cháy
Cách phân loại cửa cuốn ngăn cháy dễ hiểu nhất là phân loại theo cấp độ chống cháy E và EI.
Cửa cuốn chống cháy E là cửa có khả năng ngăn lửa trong khoảng thời gian 60, 90, 120 phút… Tạo điều kiện cho con người di chuyển ra khỏi khu vực bị cháy hoặc đủ thời gian đợi cứu hộ.
Trong khi đó, cửa chống cháy EI là loại cửa vừa có khả năng ngăn lửa, vừa có khả năng cách nhiệt trong thời gian 60, 90, 120 phút.
Cửa cuốn ngăn cháy EI bao giờ cũng đắt hơn cửa E.
Cửa cuốn chống cháy thường được sử dụng nhiều tại các nhà máy, xí nghiệp, kho bãi…
Cấu tạo cửa cuốn chống cháy
Cửa sập ngăn cháy bao gồm 2 bộ phận chính: Thân cửa và Phụ kiện.
Thân cửa Cửa cuốn chống cháy
Thân cửa được tạo thành từ các nan cửa có 2 bề mặt làm bằng tấm thép cán nguội dày khoảng 1.2 – 1.4 mm, ở giữa 2 tấm thép thường là vật liệu giấy tổ ong. Bề mặt nan cửa cuốn được sơn 1 lớp sơn tĩnh điện chống cháy. Các nan này được móc lại với nhau.
Khi xảy ra cháy nổ, lớp sơn chống cháy bên ngoài của nan cửa sẽ phồng nở, tăng mạnh thể tích (lớp sơn này có thể nở gấp 70 – 80 lần so với thể tích ban đầu).
Cả quá trình này phải mất một khoảng thời gian. Nó có tác dụng là tạo một lớp ngăn cách, khiến cho bề mặt thép của nan cửa không bị nung nóng quá nhanh.
Phụ kiện cửa Cửa cuốn chống cháy
Phụ kiện cửa cuốn ngăn cháy có vai trò cực kỳ quan trọng đối với khả năng chống cháy của cửa.
Thiết bị điều khiển chống cháy
Đầu tiên phải nhắc đến các thiết bị điều khiển chống cháy cho bộ cửa. Chẳng hạn, với cửa cuốn chống cháy Austdoor AF100 được trang bị:
Thanh đáy cửa cuốn chống cháy
Tùy vào từng đơn vị sản xuất, thanh đáy cửa sẽ được sản xuất với hình dạng khác nhau. Cửa cuốn Austdoor là thanh đáy hình chữ T, được tạo thành bởi 2 thanh sắt dày vuông góc, kích thước lên đến 50 x 50 x 5mm hoặc được thiết kế cụ thể theo kích thước cửa cuốn để đảm bảo kỹ thuật.
Trong khi đó, thanh đáy cửa sập chống cháy Đa Phúc được làm bằng thép hình chữ V, kích thước 50x50x3.5mm hoặc 50x40x6mm, tùy vào kích thước cửa cuốn.
Mục đích của thanh đáy là để cân bằng trọng lực cho thân cửa.
Ray dẫn hướng Cửa cuốn chống cháy
Ray dẫn hướng cửa được làm bằng thép khối, có độ dày từ 1.2 – 2.0 (tùy đơn vị sản xuất), mục đích để đảm bảo độ cứng vững, hạn chế rung lắc cho cửa khi vận hành.
Mặt khác còn có hệ thống lò xo đặt trong trục cuốn. Các lò xo này được thiết kế để cho phép hoạt động của cửa an toàn hơn và dễ dàng sử dụng.
Motor cửa cuốn ngăn cháy
Motor cửa cuốn chống cháy là motor chống cháy, loại 1 pha hoặc 3 pha, tùy theo mục đích sử dụng và kích thước cửa cuốn.
Loại phụ kiện này bao gồm 1 mặt bích, 2 tay điều khiển, 1 hộp nhận tín hiệu và 1 thân motor.
Hộp kỹ thuật cửa sập ngăn cháy
Hộp kỹ thuật cửa cuốn có tác dụng che thân cửa cuốn khi được cuộn lên. Hộp làm bằng thép sơn tĩnh điện có khả năng chống cháy.
Thông tin mới nhất về kiểm định cửa cuốn chống cháy
Cũng như các loại cửa chống cháy khác, cửa cuốn ngăn cháy cũng chịu tác động từ quy định mới về việc đốt mẫu thí nghiệm và kiểm định phòng cháy của cơ quan nhà nước.
Khó khăn khi đốt mẫu cửa cuốn ngăn cháy
Theo quy định mới, trước khi được phê duyệt để đưa vào sản xuất, cửa cuốn phải được đốt mẫu thực tế toàn bộ 1 bộ cửa bao gồm kích thước cửa, thân cửa và các phụ kiện với chủng loại, mẫu mã y như trong bản vẽ thẩm duyệt.
Nếu cửa đốt mẫu thành công thì mới có thể được đưa vào sản xuất và lo được hồ sơ nghiệm thu phòng cháy.
Tuy nhiên, cửa cuốn là loại cửa có kích thước lớn, cấu tạo phức tạp và rất nhiều phụ kiện kèm. Do vậy, việc đốt mẫu thành công là khó khăn hơn rất nhiều so với các loại cửa khác như cửa thép chống cháy, cửa kính chống cháy hay kể cả vách kính chống cháy.
Tại sao các nhà sản xuất không tiến hành đốt mẫu?
Một lần đốt mẫu (bất kể thành công hay không) phải tốn từ 200 – 300 triệu đồng. Chưa nói đến khả năng đốt mẫu 1 lần thành công là hầu như không thể, có khi phải mất đến 3- 4 lần. Chi phí để đốt mẫu thành công 1 loại cửa cuốn ngăn cháy có thể lên đến cả tỷ đồng.
Đó là nguyên nhân khiến các nhà sản xuất, ngay kể cả những nhà sản xuất lớn cũng “ngại” và không tiến hành đốt mẫu cửa. Tất cả đều chờ chủ đầu tư/chủ thầu xuống kinh phí để đốt mẫu, nếu công trình của họ bắt buộc phải sử dụng cửa cuốn chống cháy.
Đây cũng chính là lý do mà cho đến nay, ngay cả thương hiệu cửa cuốn lớn như Austdoor hay Galaxy cũng chưa đốt mẫu cửa cuốn ngăn cháy.
Hiện trên thị trường có một số đơn vị tự nhận đã đốt mẫu thành công theo quy định mới, như cửa cuốn Đa Phúc Dapudoor, cửa cuốn Fuco… Tuy nhiên, đốt thành công mẫu E hay EI, thời gian 60, 90 hay 120 phút… thì không chắc chắn.